SIÊU THỊ NỘI THẤT HỢP PHÁT

Thiết kế hệ thống điện cho ngôi nhà an toàn và thẩm mỹ nhất ?

Ngoài căn hộ chung cư, việc thiết kế và thi công cấp điện nội thất cho các nhà ở như: biệt thự, nhà mặt phố hoặc nông thôn là rất cần thiết. Vậy làm thế nào để thiết kế vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại vừa an toàn là hết sức quan trọng.

Tác giả: Admin Ngày đăng: 12/07/2022

Bài viết chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình thi công, lắp đặt điện nước của đội thợ thi công điện nước tại công ty chúng tôi. Những kinh nghiệm dưới đây có thể áp dụng cho tất cả các công trình dân dụng như nhà ở, chung cư, văn phòng…Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé!

Cách đi dây trong nhà:

Từ sau các áptômát nhánh của bảng điện tổng, ta bắt đầu đi dây đến từng tầng và vào các buồng. Đường dây này được chôn ngầm nằm ngang trên cao, cách trần nhà 30-40cm.

– Đường dây đi ngang trên cao như vậy sẽ không trở ngại cho việc khoan tường để treo tranh hoặc treo các vật khác.

– Lấy đường ranh giới mầu trần và tường làm đường chôn ngầm dây điện giúp ta xác định vị trí đường điện đi ngầm bên trong tường.

Đường chôn ngầm nằm ngang nên lợi dụng hàng lỗ rỗng của gạch tuy nen làm đường đi dây ngầm, chỉ cần đục bỏ phần gạch phía ngoài lỗ.

Trong đường chôn ngầm này thường đi chung các đường điện sau đây: 

– Đường trục chính phân phối điện trong buồng.

– Các đường nhánh đến đèn treo tường và đèn trần cũng như đến các ổ cắm.

– Đường dây điện thoại.

– Đường cáp đồng trục cho ăngten tivi hoặc cáp truyền hình.

Dây điện đơn thường được lắp đặt cho các công trình sử dụng ống gen

ÐI DÂY NỔI

Ưu điểm:

– Chi phí lắp đặt không quá lớn

– Tiện lợi cho sửa chữa, khắc phục sự cố

– Dễ dàng thay đổi (loại bỏ, thêm, bớt) đường dây để phù hợp với nhu cầu gia đình.

– Không cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng

Nhược điểm:

– Tính thẩm mĩ không cao

– Bố trí không hợp lý sẽ rối loạn và ảnh hưởng đến không gian sử dụng

ÐI DÂY CHÌM

Ưu điểm:

– Tiết kiệm không gian, tăng thêm vẻ đẹp, yếu tố thẩm mĩ

– Tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài

Nhược điểm

– Chi phí lắp đặt cao

– Cần thiết kế trước sơ đồ lắp đặt trước khi xây dựng và lưu bản vẽ thiết kế điện

– Việc sửa chữa, khắc phục sự cố có phần phức tạp

NÊN

– Sử dụng dây dẫn có chất lượng tốt, tính toán tiết diện dây dẫn phù hợp với nhu cầu sử dụng (có nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ cho phép sử dụng, đơn vị cung cấp có uy tín trên thị trường).

– Lắp đặt aptomat cho hệ thống điện (1 aptomat tổng và các aptomat riêng cho từng phòng, từng loại thiết bị, càng chi tiết càng tốt bởi khi xảy ra sự cố thì nó sẽ dễ nhảy tránh cháy nổ nhà gây thiết hại lớn).

– Sử dụng nắp bảo vệ hoặc phích cắm giả đối với các ổ điện để đề phòng trẻ nhỏ.

KHÔNG NÊN

– Lắp đặt mạng điện tùy tiện khi không có kiến thức về đấu nối mạch điện.

– Lắp đường dây điện chung ống với dây cáp tivi, đường dẫn internet…

– Lắp đặt đường dây mà không có các đường ống bảo vệ.

Mạng điện là yếu tố chi phối việc sử dụng các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt gia đình. Ngay từ khi bắt đầu thiết kế, xây dựng, thì việc chuẩn bị, lên kế hoạch lắp đặt hệ thống điện là rất cần thiết để đảm bảo yếu tố: An toàn, thẩm mĩ và tiết kiệm cho ngôi nhà

Dùng nổi hay chìm…

Đi dây nổi là hình thức bọc dây điện trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt và ốp lên bề mặt tường, trần nhà. Từ đó đường dây được dẫn từ mạng điện bên ngoài vào trong nhà và phân chia tới các phòng. Đường dây nổi có thể lắp đặt sau khi ngôi nhà được xây dựng hoàn tất.

Phương pháp đi dây chìm (dây ngầm) lại sử dụng các đường ống dẫn và chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Hệ thống dây điện đi theo các đường ống đó tới các khu vực khác nhau. Hệ thống điện được lắp đặt ngay từ lúc bắt đầu xây dựng ngôi nhà, ngôi nhà được thi công đến đâu thì các ống dẫn đường dây được lắp đặt ngay sau đó.

… An toàn phải đi đầu  Việc lắp đặt mạng điện trong nhà cần đảm bảo tính an toàn cao nhất vì nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trong gia đình cũng như khu dân cư trong khu vực. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các gia đình nên lựa chọn cách lắp đặt phù hợp để vừa an toàn, tiết kiệm chi phí lại vừa đảm bảo yếu tố thẩm mĩ và hiệu suất sử dụng tốt nhất.

Những nguyên tắc lắp điện trong nhà:

– Các hệ thống điện thường do kỹ sư điện có chuyên môn thiết kế, nhưng với tư cách là chủ nhà cũng nên tìm hiểu các vị trí lắp đặt thiết bị điện, trên bản vẽ xem có phù hợp với mục đích sử dụng và bố trí nội thất trong nhà mình hay không.

 

– Chọn độ cao treo đèn cũng là một việc làm cần thiết khi lập bản thiết kế đường đến. Độ cao treo đèn liên quan trực tiếp đến độ rọi sáng của đèn và kinh tế khi sử dụng. Hãy nghiên cứu kỹ vấn đề này dựa trên các bước chọn loại đèn vị trí chiếu sáng. Điều bạn nên nhớ là mắc đèn làm sao tránh đèn rọi thẳng vào tầm mắt. Còn nếu treo đèn ở vị trí thấp nhất thiết đèn phải có chụp bảo vệ hoặc chao mờ để hạn chế hướng chiếu sáng.

– Khi có bản thiết kế đường điện trong tay, bạn cần phải tìm hiểu các ký hiệu đến hình trên bản vẽ để biết được vị trí các thiết bị có phù hợp không. Một thiết kế chiếu sáng tốt sẽ phù hợp với công năng nhằm đảm bảo đủ sáng cho các công việc cụ thể, các chức năng nội thất, tạo ấn tượng đẹp, tôn được đường nét kiến trúc công trình và tiết kiệm tài chính. 

– Trong mỗi phòng có ít nhất một ổ cắm, kể cả bếp và khu vệ sinh. Công tắc đèn nên gần cửa ra vào, trong phòng ngủ phải có công tắc đèn đầu giường. Có thể sử dụng công tắc hai chiều cho một đèn chính của phòng ngủ, một bố trí gần cửa, một bố trí đầu giường. Công tắc  nên đặt ở phía tay nắm của cánh cửa, nên gắn cách mặt đất 1,2 m còn ổ cắm chìm cách mặt đất 0,3 m. Bếp điện nên dùng một ổ cắm riêng, không chung với các thiết bị khác.

Phòng khách gia đình 

Phải tạo được không khí ấm cúng gần gũi chứ không thể lạnh lẽo như công sở hay sáng rực như ở quảng trường. Đèn chính của phòng khách nên là những loại đèn mang đến sự sang trọng như đèn chùm, quạt trần gắn đèn chùm… Tường có thể dùng đèn trang trí  để chiếu sáng phụ cho các phòng rộng hay nếu tường nhà bạn dùng gạch thẻ trang trí thì có thể dùng đến đèn góc chiếu hắt vào bức tường tạo chiều sâu, nổi bật các mạch vữa với nhiều cung bậc mầu sắc khác nhau. Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh. Bộ ghế salon nên có đèn để bàn hoặc đèn sàn. Phòng khách nhỏ, hoặc trần thấp không thích hợp với đèn chùm, bạn nên thay bằng ngọn đèn treo có công tắc giật thấp gần bàn khách. Nhớ là không để ánh sáng chiếu thẳng vào mặt khách.

 

Đối với các loại đèn âm trần nên bố trí các loại đèn bóng tròn, halogen, neon, compact, LED để cho một ánh sáng nền vừa phải. Còn các đèn rọi tranh, đèn nơi tủ tường nên bố trí chiếu sáng trực tiếp làm nổi bật các chi tiết trang trí. Gian phòng khách có sofa mầu ấm hay sáng nên dùng những cây đèn nhỏ chiếu sáng từng góc để tạo nên sự ấm cúng. Nếu tường sơn sáng mầu và có lắp gương lớn thì không cần mắc nhiều bóng đèn vì hệ số phản xạ cao mức hấp thụ ánh sáng.

Đối với đèn cây, bạn nên nhớ nhất thiết phải có chao vải hoặc chao kim loại hắt ngược lên trần cho ánh sáng dịu phản quang. Chỉ nên dùng một loại sợi đốt vàng, tránh dùng đèn neon cho phòng khách. Phòng khách có chiều cao khoảng 3,6 m chỉ nên dùng bộ đèn chùm một tầng từ 4 đến 6 bóng. Còn những bộ đèn chùm nhiều tầng nên dành cho các đại sảnh hoặc các kiến trúc cổ chiều cao trần từ 4 m trở lên.

Phòng làm việc

Cần cường độ ánh sáng ổn định và nên là ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang. Tất cả các đèn phải có chao để người ngồi với tư thế nhìn ngang không bị lóa mắt bởi ánh sáng trực tiếp từ bóng, đồng thời ánh đèn không chiếu vào màn hình máy vi tính. Bàn làm việc tối thiểu cũng cần có nguồn sáng trực tiếp để không bị thức căng mắt nên dùng đèn bàn bóng tròn. Nơi để ngồi viết, hay đọc sách báo tốt nhất là dùng đèn rọi từ trên cao khoảng 40 – 70 cm.

Nếu như ở phòng khách cần tạo nên những góc sáng góc tối khác nhau thì ở khu phụ lại đòi hỏi ánh sáng khuếch tán đều để tạo sự êm dịu thư giãn. Bạn nên dùng bóng quả lê mờ 60 -75W. Gương cũng cần dùng đèn chiếu sáng riêng và tốt nhất là mắc đèn phía trên treo gương để chiếu sáng vào vị trí mặt người đứng soi. Tủ treo quần áo to thiết kế kiểu âm tường cũng nên có mắc đèn để thuận tiện sử dụng. Những bóng đèn halogen nhỏ gắn trên mỗi ô tủ sẽ rất tiện cho sử dụng. Ngoài ra những ô tủ bầy đồ trang trí được chiếu đèn ngoài tác dụng chiếu sáng còn làm nổi bật đồ vật trưng bày.

Phòng ngủ
Không cần ánh sáng rực rỡ mà nên tập trung vào những điểm chủ yếu như phía trên đầu giường hay bàn trang điểm. Nếu trong phòng ngủ bạn có kê ti-vi thì cũng đừng quên lắp một bóng đèn nhỏ phía sau hoặc gần với ti-vi để giảm sự chói mắt do cường độ sáng thay đổi liên tục phát ra từ bóng hình. Phòng ngủ nên dùng thêm rèm vải dầy vì đây sẽ là công cụ khuếch tán hữu hiệu ánh sáng, nhất là ánh sáng ban ngày. Thứ ánh sáng trong vắt tinh lọc qua lớp rèm cửa sẽ góp phần thư giãn nghỉ ngơi.

Bếp
Cần được tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên để có cảm giác trung thực về mầu sắc của thực phẩm chế biến. Đèn nên được bố trí tại các khu vực bàn ăn và các vị trí quan trọng khác như bếp đun, tủ lạnh.

Để lấy thêm ánh sáng, phòng bếp có thể tận dụng ngay ánh sáng trực tiếp từ khu vực nấu qua hệ thống khử mùi (máy hút mùi bán trên thị trường đa số lắp bóng đèn chiếu sáng). Nếu bếp nhà bạn không dùng máy hút mùi có thể lắp thêm loại đèn neon ngắn hoặc bóng halogen nhỏ phía trên tủ bếp. Khu vực bàn ăn nên dùng đèn thả công tắc giật có thể điều chỉnh độ chiếu sáng, không những không chói mắt người ngồi mà còn tập trung làm nổi bật vẻ hấp dẫn của thức ăn.

Mọi chi tiết xin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TM-SX VẬN CHUYỂN HỢP PHÁT

MST : 0 3 1 1 6 6 9 6 1 1

ĐC: 6/9E Tân Xuân, Ấp Chánh 1, X. Tân Xuân, H. Hóc Môn, TP. HCM

Tel: 0903 798 249 - 0903 798 246 - 0868 122 608

Email: noithathopphat@gmail.com  Web: www.noithathopphat.vn

Bạn đang xem: Thiết kế hệ thống điện cho ngôi nhà an toàn và thẩm mỹ nhất ?
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Đã xem