-
- Tổng tiền thanh toán:
Hệ Thống Điện
Tác giả: Admin Ngày đăng: 16/11/2021
Trong hệ thống cơ điện M&E (Mechanical & Electrical), có rất nhiều hạng mục trong đó bao gồm hệ thống điện hay còn gọi là điện nặng (Electrical) và hệ thống điện nhẹ ELV (Extra Low Voltage systems) là 2 hạng mục quan trọng không thể thiếu trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Hệ thống điện chiếm khoảng 40-60% khối lượng phần M&E (tùy từng dự án, thậm chí có thể lên tới 70-80%).
Các hệ thống này mang lại các lợi ích và tiện dụng rất lớn, đáp ứng được mọi yêu cầu cho người sử dụng và Chủ đầu tư công trình.
Hệ thống điện động lực truyền tải nguồn điện đến các hộ, các phụ tải tiêu thụ điện. Biến năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng để phục vụ mục đích của người sử dụng.
Hệ thống điện bao gồm các phần sau đây:
1. Hệ thống điện động lực:
Là hệ thống cấp nguồn chính (Main Power Supply) cho các hộ tiêu thụ điện như các công trình dân dụng và công nghiệp bao gồm:
- Các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 22kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính MSB (Main Switch Board).
- Các trạm biến áp, tủ đo lường, đồng hồ điện, cáp trung thế, cáp hạ thế.
- Các hệ thống các tủ điện phân phối (Submain Power Supply) cấp điện cho động lực, sản xuất, sinh hoạt,... có thể có thêm hệ thống tự động điều chỉnh điện áp AVR (Automatic Voltage Regulator system).
- Hệ thống công tắc ổ cắm điện (Socket outlet system).
2. Hệ thống máy phát và nguồn dự phòng (Backup Generator system):
Bao gồm: Máy phát điện, bồn dầu, hệ thống bơm dầu, ống dẫn cấp dầu, tủ ATS, tủ hòa đồng bộ.
Hệ thống aquy dự phòng UPS cho các hộ phụ tải loại 1 như bệnh viện, trung tâm thông tin viễn thông, nhà quốc hội, …
3. Hệ thống điện chiếu sáng (Lighting system):
Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng sản xuất kinh doanh, chiếu sáng mỹ thuật, trang trí đô thị, quảng cáo, chiếu sáng đường phố đô thị, …
Hệ thống chiếu sáng chỉ dẫn và chiếu sáng sự cố (Emergency Lighting, Exit Lighting & Sign Boards).
4. Hệ thống thu lôi, thoát sét và tiếp đất (Lightning Protection system):
Hệ thống tiếp đất là tập hợp các vật thể có khả năng dẫn điện ở bất kỳ hình dạng nào (kim loại dạng ống, thanh, dây, tấm hoặc điện cực than chì, ...) được bố trí tiếp xúc trực tiếp với đất và được nối lại với nhau bởi các dây kim loại, tạo với đất sự liên kết về điện, có một điện trở xác định. Các dây nối dẫn điện dùng để nối mạng tiếp đất với các kết cấu kim loại và thiết bị điện cần được tiếp đất cũng là một bộ phận của hệ thống tiếp đất. Hệ thống tiếp đất có thể chia ra nhiều chức năng như: tiếp đất chống sét, tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ.v.v.
Bao gồm: Hệ thống cọc tiếp đất, thanh tiếp đất, hộp kiểm tra, đai đẳng thế, dây dẫn sét, bộ đếm sét kim thu sét, kim thu sét. Việc thiết kế, chọn vật liệu, phương thức tiếp đất cần dựa trên cơ sở tính toán và đặc điểm địa hình cụ thể.
Hệ thống thu lôi thoát sét là nơi đón nhận và làm tiêu tán dòng điện do sét đánh trực tiếp. Mỗi dây dẫn đi xuống đều phải được nối với hệ thống tiếp đất và phải được liên kết tốt về điện. Một hệ thống tiếp đất chống sét tốt sẽ chịu được dòng sét đánh, làm tiêu tán dòng điện một cách nhanh chóng và an toàn. Một yêu cầu quan trọng hàng đầu là hệ thống tiếp đất chống sét trực tiếp là phải có giá trị điện trở tiếp đất nhỏ hơn 10 Ohm. Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo tiêu tán dòng sét, quá áp và không gây nguy hiểm do điện áp bước gây ra.
5. Hệ thống Đèn báo không:
Bao gồm: Bộ điều khiển, đèn báo không, hệ thống lắp đèn. Hệ thống đèn báo không lắp đặt bắt buộc tại các công trình cao tầng như các tòa nhà, cao ốc, cột Antena …
6. Hệ thống Điện mặt trời (Solar system):
Có thể lắp đặt từ các hộ gia đình cho đến các công trình, tổ hợp các công trình hoặc khu vực dân cư, công nghiệp. Thường lắp đặt tại các đảo, các khu vực xa trung tâm không có mạng lưới điện quốc gia.